Một khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ phải ăn uống kén chọn trong suốt phần đời còn lại. Vì vậy, cần phải biết những gì có thể và không thể ăn.
Nhiều người quan niệm rằng rau củ luôn tốt cho sức khỏe và có thể ăn thoải mái. Nhưng theo các chuyên gia, hầu hết các loại rau củ mọc dưới đất thường có chỉ số đường huyết cao. Chúng làm tăng hàm lượng đường trong máu một cách nhanh chóng. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường phải tránh các loại rau có chỉ số đường huyết cao.
Sau đây là một số loại rau củ mà bệnh nhân tiểu đường nên tránh hoặc ăn uống hạn chế:
Khoai tây: có vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột. Đó là lý do tại sao người tiểu đường phải tránh khoai tây ở bất kỳ hình thức chế biến nào.
Đậu: tuy vị không ngọt nhưng chúng giàu tinh bột. Người tiểu đường không cần phải ngưng ăn tất cả các loại đậu; mà có thể ăn đậu luộc hoặc nướng với số lượng hạn chế.
Khoai từ, khoai mỡ: là những loại củ giàu tinh bột mọc dưới đất, không tốt cho lượng đường trong máu của người bệnh.
Củ dền: cũng mọc ở dưới đất và hấp thụ tất cả “sự ngọt ngào” từ đất. Người bệnh có thể ăn củ dền nhưng không nhiều hơn một lần mỗi tuần.
Cà chua: Về mặt kỹ thuật, cà chua là loại trái cây nhưng chúng ta sử dụng chúng như rau. Cà chua có a xít citric nhưng về cơ bản, chúng ngọt. Người tiểu đường tốt nhất tránh ăn cà chua sống trong món salad. Cà chua nấu thì cũng chỉ ăn ở mức tối thiểu.
Bắp (ngô): vị ngọt và rất giàu tinh bột. Nếu bị tiểu đường, hãy cố gắng tránh ăn bắp dưới mọi hình thức.
Bắp chuối: giàu tinh bột và ngọt như quả chuối, cũng là thực phẩm người bệnh cần hạn chế
Khoai lang: có hàm lượng tinh bột ít hơn so với khoai tây, nhưng có chỉ số đường huyết cao hơn. Khoai lang rất tốt trong điều kiện sức khỏe bình thường, nhưng đã mắc bệnh tiểu đường thì phải nói không với khoai lang.
Theo TNO