Cóc là động vật được dùng làm thuốc khá phổ biến trong đông y. Nhiều bộ phận của nó có tác dụng phòng chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh ngoài da. Xin giới thiệu cách chế biến cóc làm thuốc và một số phương thuốc chữa bệnh ngoài da từ cóc.
Dùng đất và nước nhào trộn với nhau, luyện cho thật dẻo giống như người làm đất đóng gạch rồi nặn thành hình cái nồi to bằng cái bát ăn cơm. Bắt một con cóc đập chết, bỏ vào nồi, dùng đất để bịt kín toàn bộ, hòn đất tròn như quả bóng, lớp vỏ dày từ 1,5 – 2cm là được sau đó đưa vào lò than để nung tới khi thấy hòn đất đỏ rực như hòn than, để tiếp 5-7 phút là có thể được. Đưa hòn đất ra ngoài 4 – 5 tiếng cho nguội hẳn. Sau đó đập đất lấy than cóc bên trong, tán mịn, đựng vào lọ đậy kín để dùng dần trong các bệnh sau:
Chữa cam tẩu mã ở trẻ em
Bột than cóc trộn với mật ong, bôi vào nơi tổn thương, ngày bôi 2 – 3 lần. Đồng thời lấy quả ké đầu ngựa và lá đinh lăng nấu nước, lấy nước này súc miệng.
Điều trị Eczema: Bột than cóc trộn với dầu dừa đem bôi vào chỗ bị bệnh. Nếu không có dầu dừa thì thay bằng dầu vừng hoặc mỡ lợn. Tuy nhiên dùng dầu dừa vẫn hiệu quả nhất. Kết hợp dùng bài thuốc để rửa nơi bị tổn thương: lá kinh giới + lá vông + cây cứt lợn, lấy ba thứ này nấu nước để rửa tại chỗ, kết quả rất tốt.
Viêm trong lỗ tai gây đau nhức, chảy nước mùi hôi tanh: Kim ngân nấu lấy nước, một lượng nhỏ bột cóc pha vào, dùng bông y tế lọc lấy nước trong, lấy nước này nhỏ vào tai. Tác dụng chống viêm, bệnh khỏi rất nhanh.
Trẻ em bị chốc đầu: Lá khế và lá tía tô nấu lấy nước để gội đầu, lá vông phơi khô rồi đốt thành than. Bột than lá vông và bột than cóc trộn đều, rắc lên vùng tổn thương. Cách này rất hiệu quả.
Theo suckhoedoisong