Cỏ ngọt thuộc họ cúc, là một cây thảo, cao 0,5-0,8m, thân có rãnh dọc và nhiều lông mịn. Lá mọc đối có răng nhọn ở phần nửa về phía đầu lá, phủ lông trắng mịn, nhấm lá thấy có vị ngọt rất đậm (độ ngọt ở lá và hoa cao hơn ở cành).
Người ta thu hoạch lá và phần ngọn mang lá có 70% nụ hoa chưa nở (cây hoa đã nở rộ, hàm lượng hoạt chất giảm) đem phơi ở nhiệt độ không quá 600C.
Qua nhiều lần thử nghiệm và nghiên cứu, cỏ ngọt có khả năng làm giảm nhu cầu chất đường và chất bột của người bệnh dẫn đến làm giảm đường huyết, được dùng thay đường cho những người mắc bệnh phải kiêng hoặc giảm ăn đường như bệnh đái tháo đường, béo phì, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch.
Có thể sử dụng cỏ ngọt trong những trường hợp sau:
Dùng trong thực phẩm để thay thế đường làm nước giải khát, các loại bánh kẹo, mứt.
Dùng làm thuốc chữa đái tháo đường, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2,5g lá cỏ ngọt phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml uống làm một lần.
Chữa béo phì: liều dùng hằng ngày là 7,5g lá cỏ ngọt khô, sắc uống. Dùng nhiều ngày.
Để tiện sử dụng và tùy theo sở thích của người tiêu dùng, cỏ ngọt được bào chế cùng với nhiều vị thuốc khác thành những chế phẩm trà.
Chữa tăng huyết áp: hằng ngày, uống trà túi lọc gồm dừa cạn, hoa cúc, hoa hòe và cỏ ngọt.
Theo suckhoedoisong