Hỏi: Tôi đã mua một ngôi nhà chưa có sổ đỏ bằng giấy viết tay vào năm 2007. Trước đó, nhà này cũng đã được mua bán bằng giấy viết tay qua nhiều người. Lần bán đầu tiên là năm 1992. Tôi sử dụng nhà từ năm 2007 đến nay và không có kiện tụng, tranh chấp gì.
Vậy nhưng, với lý do nhà xây trái phép, quận không làm sổ đỏ cho tôi. Xin hỏi luật sư, quận giải quyết theo cách đó là đúng hay sai? Để được cấp sổ đỏ cho ngôi nhà này, tôi cần làm gì?
Trân trọng cảm ơn!
(tranquochung2003…)
Thắc mắc về việc đất chưa được cấp Giấy chứng nhận mà đã xây nhà? |
Trả lời:
Theo thông tin mà bạn cung cấp cũng như thắc mắc cần giải đáp, luật sư tư vấn như sau:
Căn cứ vào các thông tin bạn cung cấp, ngôi nhà bạn đang ở chưa được cấp Giấy chứng nhận mà chủ đất đã xây dựng. Như vậy, nhà xây không giấy phép. Do đó, quận giải quyết vụ việc như vậy là đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được quy định rõ tại Nghị Định 43/2014/NĐ- CP. Cụ thể như sau:
“Điều 31. Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
Chủ sở hữu nhà ở thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở và có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở thì được chứng nhận quyền sở hữu theo quy định sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước phải có một trong các loại giấy tờ sau:
a) giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Trường hợp nhà ở đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở hoặc giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994;
c) Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;
d) Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991, Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991;
h) Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01/7/2006, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhà ở hoàn thành xây dựng kể từ ngày 01/7/2006 trở về sau thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 01/7/2006; trường hợp nhà ở thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng mà không xin phép thì phải có giấy tờ của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện chấp thuận cho tồn tại nhà ở đó.”
Căn cứ theo quy định nêu trên, ngôi nhà bạn đang ở không có giấy phép xây dựng. Nếu nhà ở thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng nhưng không xin phép thì điều kiện bắt buộc là phải có giấy tờ của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện đồng ý cho nhà ở đó tồn tại.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo
(Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An)
Theo Cafeland