Sợ hãi là cảm giác sợ đến khiếp xảy ra một cách đột ngột, không báo trước, mạnh mẽ, có giới hạn về thời gian, đi kèm với những triệu chứng toàn thân khác. Những triệu chứng này gồm:
– Nhịp tim nhanh hoặc các cơn đánh trống ngực (dễ lầm tưởng là bệnh tim mạch).
– Đau ngực hoặc khó chịu ở ngực (dễ nhầm với bệnh tim).
– Ra mồ hôi (lầm tưởng bị cường thần kinh giao cảm).
– Hơi thở ngắn, khó thở (dễ nhầm bị bệnh phổi).
– Cảm giác nóng hoặc ớn lạnh (lầm tưởng rối loạn trung tâm điều hòa nhiệt độ ở não).
– Chóng mặt hoặc ngất xỉu (dễ bị cho là rối loạn tuần hoàn não).
– Buồn nôn hoặc khó chịu ở bụng (dễ nhầm với bệnh đường tiêu hóa).
– Cảm giác ngộp thở.
– Run rẩy hoặc lắc lư thân thể.
– Đánh mất nhân cách hoặc đánh mất nhận thức.
– Sững sờ hoặc dị cảm.
– Sợ chết.
– Sợ bị điên hoặc mất kiểm soát.
Chẩn đoán bệnh đòi hỏi bệnh nhân bị ít nhất 4 cơn sợ hãi trong thời gian 4 tuần. Các cơn sợ hãi đòi hỏi có 4 hoặc nhiều hơn các triệu chứng kèm theo kể trên. Các triệu chứng này xảy ra đột ngột, không có nguyên nhân thực thể rõ ràng và giữ cường độ trong vòng 10 phút kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên. Thời gian của một cơn sợ hãi có thể rất khác nhau nhưng điển hình là hơn 10 phút.
Chứng bệnh sợ hãi đôi lúc xảy ra trên một số bệnh nhân bị một căn bệnh khác. Chẳng hạn stress sau chấn thương, bệnh tâm thần phân liệt, bệnh ở tuyến giáp, thiếu máu, ngộ độc một số thuốc gây nghiện. (Ảnh minh họa)
Chính vì các triệu chứng kèm theo ở bệnh nhân mà đa số thầy thuốc tại các chuyên khoa khác nhau đã chẩn đoán nhầm và điều trị mãi mà không dứt bệnh. Cho đến khi gặp thầy thuốc tâm thần, bệnh nhân mới được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị tận gốc.
Chứng bệnh sợ hãi đôi lúc xảy ra trên một số bệnh nhân bị một căn bệnh khác. Chẳng hạn stress sau chấn thương,bệnh tâm thần phân liệt, bệnh ở tuyến giáp, thiếu máu, ngộ độc một số thuốc gây nghiện. Các cơn sợ hãi xảy ra ở trẻ em có thể dẫn đến học hành sa sút như ở lại lớp, tránh đến trường học, xa lánh cha mẹ, nghiện hút, trầm cảm, ý nghĩ tự sát. Vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi con mình.
Về vấn đề điều trị, cần một bác sĩ tâm thần giỏi và am hiểu các chuyên khoa khác để vừa điều trị căn nguyên vừa điều trị triệu chứng. Lưu ý rằng bệnh nhân không được tự mua thuốc điều trị mà cần phải đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được khám và cho thuốc uống, như vậy mới mong khỏi bệnh và tránh được những sự cố đáng tiếc.
Theo suckhoedoisong